Xây dựng kế hoạch truyền thông marketing để tăng mức độ nhận diện thương hiệu tới công chúng, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch truyền thông hiệu quả. Cùng tìm hiểu cách lập kế hoạch truyền thông hiệu quả cho Marketing trong nội dung sau.
Xây dựng kế hoạch truyền thông marketing là gì?
Xây dựng kế hoạch truyền thông marketing là lập bản tổng hợp các thông tin bao gồm đối tượng, mục tiêu, các phương thức truyền thông và phương án cụ thể cho từng giai đoạn, từng mục khác nhau. Mục tiêu lớn nhất của kế hoạch là hướng dẫn thực hiện các mục tiêu mà chiến dịch đã vạch ra kế hoạch với truyền thông.
Một bản kế hoạch truyền thông marketing thường bao gồm tương đối chi tiết tất cả các nội dung liên quan đến các định hướng và hoạt động cụ thể mà bộ phận marketing sẽ làm nhằm mục tiêu đáp ứng được các mục tiêu kinh doanh của thương hiệu.
Một bản kế hoạch toàn diện sẽ chứa các nội dung như: chiến lược, chiến thuật, nghiên cứu thị trường, định vị thương hiệu, phân khúc và lựa chọn thị trường mục tiêu, thấu hiểu chân dung khách hàng và nhiều nội dung khác.
Chính vì vậy, khi lập kế hoạch truyền thông, bạn cần phải đảm bảo các yếu tố khả thi và các kế hoạch dự phòng khác để đảm bảo doanh nghiệp có khả năng ứng phó với biến đổi của thị trường.
Phân biệt kế hoạch truyền thông marketing với kế hoạch thương hiệu?
Về cơ bản, không có những ranh giới rõ ràng để phân định giữa kế hoạch thương hiệu và kế hoạch marketing.
Nhiều nhà tiếp thị trẻ cho rằng có những quy tắc cố định, điều mà họ dùng để phân biệt giữa hai loại kế hoạch này, tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, không hề có sự khác biệt rõ ràng nào tồn tại ở đây cả.
Thực tế cho thấy việc lập kế hoạch marketing và kế hoạch thương hiệu thường có ý nghĩa tương tự nhau. Tên gọi cho bản kế hoạch bạn sử dụng phụ thuộc vào cơ cấu kiến trúc thương hiệu của doanh nghiệp chứ không phải bởi một số quy tắc cứng nhắc nào đó.
Đối với các doanh nghiệp xây dựng theo mô hình ‘house of brands’ chẳng hạn như P&G hay LVMH – các marketer thường chỉ sử dụng các kế hoạch thương hiệu.
Ở một khía cạnh khác, tại các doanh nghiệp đi theo phương pháp tiếp cận ‘branded house’ như HSBC hoặc IBM – họ sử dụng những bản kế hoạch marketing tổng thể cho từng quốc gia khác nhau.
Bỏ qua sự khác biệt về tên gọi, bởi thực ra nó cũng chỉ là những cách gọi. Những bản kế hoạch này thường bao gồm những hạng mục nội dung giống nhau.
Dưới đây là những gì bạn cần làm khi xây dựng một bản kế hoạch truyền thông marketing hoàn chỉnh và toàn diện.
Các bước xây dựng kế hoạch truyền thông marketing hiệu quả
Để có thể hiểu được một cách hoàn chỉnh về kế hoạch truyền thông, bạn cần nắm rõ được 8 bước thiết lập kế hoạch truyền thông hiệu quả dưới đây:
1. Phân tích tổng quan theo mô hình SWOT
Phân tích tổng quan là một bước quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hướng đi truyền thông của doanh nghiệp. Hướng đi này được thông qua những phân tích cụ thể về các yếu tố có thể tác động đến hiệu quả mà doanh nghiệp truyền thông.
Lập kế hoạch truyền thông bằng phân tích mô hình SWOT
Bạn có thể sử dụng các công cụ hữu ích như mô hình SWOT. SW sẽ cho bạn thấy những điểm mạnh, điểm yếu trong nội tại doanh nghiệp còn OT sẽ là bức tranh toàn cảnh bên ngoài cho thấy diễn biến của sự kiện.
2. Lựa chọn mục tiêu truyền thông
Lựa chọn mục tiêu truyền thống là cách mà bạn giải quyết vấn đề nhu cầu, mong muốn của chính bạn. Vì vậy, trước khi xây dựng kế hoạch truyền thông, doanh nghiệp cần đưa ra chi tiết nhất một mục tiêu cụ thể để đảm bảo rằng các công đoạn ngay sau đó sẽ luôn được vận hành để hướng tới việc hoàn thành mục tiêu.
3. Xác định công chúng mục tiêu
Công chúng mục tiêu chính là một danh mục không thể thiếu trong các bước xây dựng kế hoạch truyền thông của doanh nghiệp. Thông qua điều này, bạn có thể đưa ra các thông điệp và giải pháp để có thể tăng hiệu quả lan toả truyền thông cũng như tiếp cận khách hàng một cách tốt nhất.
Cần xác định công chúng mục tiêu khi lập kế hoạch truyền thông
Bạn cần tìm hiểu chi tiết công chúng mục tiêu mà mình hướng tới, lý giải tại sao bạn lại lựa chọn đối tượng đó để marketer có thể vẽ phác hoạ chân dung và hành vi của khách hàng một cách dễ dàng, rõ nét và chân thực.
4. Xác định thông điệp để truyền thông
Thông điệp chính là điều mà bạn cần nói đến trước khi làm truyền thông để trả lời cho thắc mắc của khách hàng là tại sao họ lại phải quan tâm hoặc mua sản phẩm được nhắc tới trong kế hoạch truyền thông của doanh nghiệp?
Chính bởi vậy, bạn chắc chắn phải hiểu được nhu cầu của khách hàng để đưa ra được thông điệp có tác động và khả năng thôi thúc hành động của khách hàng.
5. Thiết kế truyền thông
Để có thể thiết kế được một bộ truyền thông một cách hoàn chỉnh, doanh nghiệp cần nắm rõ được 3 yếu tố then chốt bao gồm:
Thiết kế truyền thông
- Chiến lược về thông điệp truyền thông (Message strategy)
- chiến lược về hình thức sáng tạo (Creative strategy)
- Nguồn phát thông điệp (Message source).
6. Lựa chọn kênh truyền thông
Lựa chọn kênh truyền thông trong mỗi loại hình, mỗi loại kế hoạch là hoàn toàn khác nhau. Chính vì lý do đó mà bạn nên cân nhắc lựa chọn phương thức truyền thông một cách kỹ càng và phù hợp để làm truyền thông hiệu quả. Bạn có thể lựa chọn một số kênh như báo chí, truyền hình, mạng xã hội,..
7. Xác định Budget và chiến thuật xây dựng kế hoạch truyền thông
Một trong những phần khá quan trọng và trọng tâm trong kế hoạch truyền thông chính là xác định Budget và chiến thuật truyền thông.
Xác định Budget và chiến thuật Marketing hiệu quả
Vì vậy mà doanh nghiệp nên thiết lập một cách chi tiết từ 2 đến 3 chiến lược đối với nhóm công chúng mục tiêu với từng nội dung chi tiết bên trong cũng như chi phí cụ thể cho từng công việc trong kế hoạch.
8. Đo lường hiệu suất và báo cáo
Là một bước quan trọng, doanh nghiệp cần thực hiện đo lường hiệu suất và báo cáo lại để có thể thấy được lượng công việc thực tế trong kế hoạch đã hoàn thành.
Dựa vào đó, doanh nghiệp có thể đưa ra đánh giá mức độ hiệu quả của kế hoạch và đưa ra biện pháp điều chỉnh và xử lý chiến lược sao cho phù hợp bởi không phải kế hoạch nào cũng có khả năng mang lại được hiệu quả theo như mong đợi của bạn.
SMCRFN – Nền tảng xây dựng kế hoạch truyền thông marketing
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều ứng dụng nền tảng xây dựng kế hoạch truyền thông SMCRFN để công việc này thực hiện được hiệu quả. Kế hoạch dù phát triển theo các hướng bất kỳ thì cũng cần phải đảm bảo có đầy đủ các yếu tố dưới đây.
Nền tảng lập kế hoạc truyền thông SMCRFN
- Source/Sender (Nguồn): Nguồn có thể là một tổ chức hay một cá nhân bất kỳ có thể lan tỏa hay phát đi những thông điệp của doanh nghiệp đến công chúng.
- Message (Thông điệp): Thông điệp chính là phần nội dung chính chủ đạo mà doanh nghiệp cần tạo ra để có thể gửi đến các đối tượng khách hàng mục tiêu của mình.
- Channel (Kênh): Với sự góp sức của các kênh và các phương thức hỗ trợ truyền tải thông điệp mà doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận với lượng lớn người dùng.
- Receiver (Người nhận): Receiver chính là các đối tượng khách hàng và công chúng mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng đến.
- Feedback (Phản hồi): Những phản hồi, đánh giá của khách hàng có thể là lời nhận xét về ưu điểm hoặc khuyết điểm của sản phẩm. Thông qua feedback, doanh nghiệp sẽ rút ra được kinh nghiệm cho mình và đưa ra các giải pháp hợp lý để cải thiện và điều chỉnh kế hoạch theo hướng tốt hơn.
- Noise (Nhiễu): Độ nhiễu chính là những yếu tố phát sinh xảy ra trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch. Điều này sẽ khiến thông điệp trở nên sai lệch và kế hoạch sẽ không được diễn ra theo đúng lộ trình đã xây dựng trước.
Thiết lập kế hoạch truyền thông thực sự là một công việc không hề đơn giản. Qua đây bạn đã hiểu được tầm quan trọng của bản kế hoạch chiến lược này cũng như những lưu ý về các hạng mục bắt buộc phải có để thực hiện kế hoạch truyền thông theo chiều hướng đúng đắn.
Nếu bạn có bất kỳ thông tin hay trao đổi gì cần góp ý chia sẻ, vui lòng để lại bình luận chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp thu ý kiến.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi
Chưa phân loại
confix expo events wordpress theme
Chưa phân loại
actionable google analytics for woocommerce
Chưa phân loại
noo timetable responsive calendar
Chưa phân loại
mythemeshop woocommerce checkout field modifier
Chưa phân loại
service finder provider and business listing wordpress theme
Chưa phân loại
swift security bundle
Chưa phân loại
woocommerce quick view
Chưa phân loại
ilightbox %c2%b7 revolutionary lightbox for wordpress