Edwin C. Barners xuất hiện trước phòng thí nghiệm của Edison nói với nhà phát minh rằng anh đến với ước muốn được cộng tác kinh doanh với ông. Nhiều năm sau, nhà phát minh vĩ đại Edison kể lại cuộc gặp gỡ đầu tiên đó: “Anh ta đứng ngay trước mặt tôi, trông như mọi kẻ lang thang khác, nhưng nét mặt anh làm tôi có ấn tượng rằng người thanh niên này sẵn sàng và quyết tâm thực hiện bằng được những gì anh ta theo đuổi. Qua nhiều năm tiếp xúc với đủ hạng người, tôi nghiệm ra rằng, khi thực sự khao khát nhiều gì đó đến mức sẵn sàng đánh đổi bằng cả tương lai của mình, chắc chắn anh ta sẽ thành công. Tôi đã cho Barners một cơ hội theo lời đề nghị của anh, bởi tôi biết rằng người như Barners sẽ không bao giờ bỏ cuộc cho đến khi thành công. Những gì diễn ra sau đó đã chứng minh tôi đúng”
Điều gì đã khiến Barnes có được một vị trí trong văn phòng của Edison? Do vẻ bề ngoài như một kẻ lang thang của anh ư? Điều đó chỉ gây bất lợi cho Barners. Nguyên nhân sâu xa là anh có một ý chí mãnh liệt muốn được cộng tác với Edison. Ý muốn mạnh mẽ ấy toát ra vẻ bề ngoài, tạo nên một sức hút buộc nhà phát minh phải chú ý đến chàng trai trẻ tuổi Barners không được Edison chấp nhận cộng tác ngay từ đầu. Anh chỉ nhận được cơ hội làm việc trong văn phòng của Edison với một khoản tiền lương rất khiêm tốn. Nhiều tháng trôi qua, không có gì tiến triển để giúp Barners tiến gần hơn tới mục tiêu lớn mà anh cam kết theo đuổi. Nhưng một điều quan trọng vẫn đang diễn ra trong tâm trí Barners. Anh vẫn không ngừng nuôi dưỡng và làm sục sôi thêm khao khát trở thành người cộng tác kinh doanh với Edison
Các nhà tâm lý học đã rất đúng khi cho rằng: “Khi một người thực sự muốn làm điều gì thì vẻ ngoài của họ sẽ thể hiện ra điều đó”. Barners sẵn sàng cộng tác kinh doanh với Edison và anh luôn đặt mình ở tư thế sẵn sàng cho đến khi anh đạt được điều mong muốn.
Anh không tự bao biện với chính mình rằng: “Thôi nào Barners, cộng tác với Edison thì cũng được ích lợi gì cơ chứ? Ta sẽ đổi ý và cố gắng làm tốt công việc của người bán hàng”. Ngược lại anh khẳng định với chính mình: “Ta đến đây để hợp tác kinh doanh và với Edison và ta sẽ đạt được mục đích đó dù phải bỏ ra toàn bộ quãng đời còn lại của mình”. Anh thật sự khao khát điều đó. Cuộc đời mỗi con người sẽ khác đi bao nhiêu nếu như họ xác định được cho mình một mục đích rõ ràng và kiên trì theo đuổi mục đích đó cho đến khi nó trở thành nỗi ám ảnh của cả cuộc đời họ.
Có lẽ vào thời điểm đó chàng trai trẻ tuổi Barners chưa hiểu được điều này, nhưng quyết tâm sắt đá và sự kiên định theo đuổi một ước mơ duy nhất đã gạt bỏ mọi chướng ngại, đồng thời đem đến cho Barners cơ hội mà anh đang tìm kiếm.
Tuy nhiên, cơ hội lại xuất hiện dưới một hình thức khác và từ một hướng khác so với dự kiến của Barners. Đó là một trong những vấn đề rắc rối của cơ hội. Cơ hội thường có thói quen “ma mãnh” là lẻn vào theo cửa sau và được ngụy trang dưới hình thức một điều bất hạnh hay một thất bại tạm thời. Có lẽ đó chính là lý do khiến cho nhiều người không nhận ra chúng.
Edison vừa hoàn thiện được một thiết bị văn phòng mới, lúc bấy giờ được gọi là máy đọc Edison. Những người bán hàng của ông không tha thiết gì với chiếc máy này vì họ cho rằng việc tiêu thụ sẽ rất khó khăn. Nhưng Barners đã nhìn thấy cơ hội của mình. Cơ hội ấy đến thầm lặng và ẩn mình trong chiếc máy có vẻ kỳ quặc chẳng làm ai quan tâm, ngoại trừ Barners và nhà phát minh
Barners biết rằng anh có thể bán được máy đọc Edison và anh nói với Edison điều đó. Edison quyết định trao cơ hội này cho Barners và trên thực tế, Barners đã thành công. Anh bán chiếc máy chạy đến mức Edison đã ký một hợp đồng cho phép anh phân phối loại máy này trên toàn quốc. Nhờ cách hợp tác kinh doanh đó, Barners đã trở nên giàu có, nhưng anh còn làm được một việc có ý nghĩa lớn hơn thế rất nhiều. Anh đã chứng minh rằng mọi người đều có thể trở nên giàu có nhờ cách nghĩ.
Ý định ban đầu được trở thành người hợp tác kinh doanh với Edison của Barners thực tế giá trị bao nhiêu tiền? Khó mà tính được một cách chính xác. Có lẽ nó mang lại cho anh hai hay ba triệu đô la lúc bấy giờ (ba triệu đô la vào những năm đầu của thế kỷ 20) tương đương với năm mươi triệu đô la ở thời điềm đầu thế kỷ 21 nếu xét trên tương quan sức mua). Nhưng số tiền ấy trở nên vô nghĩa nếu so với món tài sản lớn hơn nhiều mà Barners nhận được: đó là sự nhận thức rõ ràng rằng lực đáy vô hình của tư duy có thể chuyển hóa thành những phần thưởng vật chất qua việc áp dụng những nguyên lý đã biết
Barners đã thực sự luôn tâm niệm rằng mình phải trở thành người cộng tác với Edison vĩ đại. Anh cũng luôn tâm niệm rằng mình phải trở nên giàu có. Barners khởi đầu từ con số 0. Tài sản duy nhất của anh có được là sự nhận thức rõ ràng bản thân mình muốn gì và quyết tâm theo đuổi ước muốn ấy cho đến khi thành công. Nhưng chính khối tài sản tinh thần vô giá đó lại là thứ quan trọng nhất giúp anh đạt được những ước muốn trong đời mình.
Trích đoạn mở đầu: Nhà phát minh và kẻ lang thang
Phần trước: Tư tưởng là vật chất
Đọc sách: Nghĩ giàu và làm giàu
Cùng theo dõi và đọc sách với khaihoa.com
Fan Page: https://www.facebook.com/khaihoa.net
Nếu bạn có bất kỳ thông tin hay trao đổi gì cần góp ý chia sẻ, vui lòng để lại bình luận chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp thu ý kiến.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi
Chưa phân loại
userpro wplms integration
Chưa phân loại
yith woocommerce customize my account page premium
Chưa phân loại
elmastudio baylys wordpress theme
Chưa phân loại
wordpress multilingual woocommerce gateways country limiter add on
Chưa phân loại
give square gateway
Chưa phân loại
mainwp links manager
Chưa phân loại
formidable forms user registration
Chưa phân loại
calendarize it for wordpress