Website cơ bản, các tính năng ban đầu
Website cơ bản gồm những gì? Những gì là phổ biến nhất của một website. Khi bắt đầu quản trị 1 website bắt đầu từ đâu? Website mới lập gồm những gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu về các tính năng cơ bản nhất của một website
Giao diện truy cập chính thức của website
Khi mới bắt đầu thiết lập 1 website bạn sẽ nhận được 1 giao diện như sau, cần thêm 1 thời gian dài sau đó để thiết lập thành một website chuyên nghiệp bao gồm thiết kế và thay đổi nội dung
Quản trị website cơ bản
Một website wordpress sau khi cài đặt và đăng nhập vào trang quản trị website sẽ có 10 thành phần chính sau đây, cùng tìm hiểu xem những thành phần này có tác dụng gì nhé
1. Bảng tin
– Trang chủ
– Cập nhật
2. Bài viết
3. Thư viện
4. Trang
5. Phản hồi
6. Giao diện
7. Plugin
8. Thành viên
9. Công cụ
10. Cài đặt
1. Bảng tin
Bảng tin cũng giống như màn hình chính điện thoại, hay desktop của máy tính. Là nơi tóm tắt những hoạt động yêu thích nhất của bạn nơi chứa các đường dẫn liên kết nhanh đi đến các thành phần chính của website. Ban đầu bạn thấy nó có vẻ rối rắm vì có quá nhiều thành phần khó hiểu. Nhưng sau đó thì bạn chỉ cần hiểu rằng nó như 1 bảng tóm tắt, thống kê nội dung trang web và là lối đi nhanh đến các thiết lập
Ý nghĩa của bảng tin
– Hiển thị các lối đi tắt đến các thành phần quản lý website
– Thống kê số lượng tài nguyên website (bài viết, trang, bình luận)
– Tóm tắt các hoạt động của website (thống kê truy cập)
– Gợi ý cải thiện, nâng cấp website (Trên màn hình menu gợi ý cập nhật nâng cấp website)
– Thông báo các lỗi xuất hiện của website nếu có
2. Bài viết
Là nơi quản lý danh sách các bài viết theo dạng tin tức, có thể phân chia theo chuyên mục và thời gian.
Bạn có thể đăng các nội dung tin tức hoạt động của website có bố trí theo thời gian
Bạn có thể phân chia chuyên mục để phân loại bài viết theo chủ đề
Bạn có thể gắn thẻ cho từng bài viết để giúp người đọc tìm đọc các bài viết có từ khóa liên quan tương tự
Thẻ là gì?
Thẻ là một dạng chuyên mục động, từ khóa liên quan đến tính chất bài viết xuất hiện không đều và không thể phân chia thành 1 chuyên mục
Ví dụ:
Website của bạn là một website tin tức, đã phân chia chuyên mục cố định thành các mục như: Kinh tế, Chính trị, Văn hóa, Xã hội, Thể thao, Sức khỏe
Tổng thống Donal Trump là một doanh nhân, một chính trị.
Các bài viết về tổng thống Donal Trump có thể sẽ xuất hiện trong các mục Kinh tế bởi ông là 1 doanh nhân, cũng có thể xuất hiện trong chuyên mục chính trị
Khi này người đọc muốn tìm bài viết về kinh tế của Donal Trump sẽ không thể tìm thấy trong mục chính trị vì có quá nhiều bài viết khác do vậy người dùng họ chỉ muốn đọc các bài viết liên quan đến Donal Trump
Bạn không thể tạo ra hẳn 1 chuyên mục Donal Trump vì như vậy website của bạn sẽ có rất nhiều chuyên mục do vậy bạn chỉ cần gắn thẻ vào bài viết là Donal Trump
Rất dễ nhầm lẫn với từ khóa Google tìm kiếm?
Trong các giao diện kết thúc bài viết để hiện ra gợi ý này cho người đọc bài viết liên quan website đề xuất hiển thị thẻ để người đọc tìm hiểu thêm như: Từ khóa: Donal Trump, nước Mỹ, bầu cử
Một số bạn rất nhầm lẫn thẻ và từ khóa Google, luôn nghĩ rằng đây là các từ khóa mà Google hướng tới, đây là nhầm lẫn tai hại bởi nó chẳng liên quan gì đến google tìm kiếm cả.
Mục đích của thẻ là phân loại tin tức nhưng không phải theo chuyên mục mà theo đối tượng cụm từ gợi ý liên quan
3. Thư viện
Là nơi bạn quản lý tất cả những gì đã được tải lên như hình ảnh, video, tệp tài liệu file..
Bạn cũng có thể sử dụng các tiện ích trong thư viện để chỉnh sửa thay đổi kích thước hình ảnh
Bạn cũng có thể tải lên hàng loạt các hình ảnh tài liệu từ máy tính
Tóm lại đây là một kho lưu trữ các hình ảnh tin tức, sản phẩm của bạn. Bạn có thể làm giảm kích thước mã nguồn website của bạn bằng cách loại bỏ bớt các hình ảnh không sử dụng đến
4. Trang
Là nơi bạn quản lý tất cả những trang đặc thù của website như trang chủ, giới thiệu, sản phẩm, tin tức, liên hệ..
Về cách soạn nội dung thì trang hoàn toàn giống bài viết, bao gồm tiêu đề, nội dung và hình ảnh minh họa trong nội dung
Tuy nhiên Trang có những đặc điểm khác với tin tức bởi độ tùy biến của trang cao hơn tin tức.
Trang có thể thiết kế được các hiển thị theo đặc tính riêng
Ví dụ như:
– Trang chủ bao gồm các banner, hiện danh sách các bài viết mới nhất theo lưới, tổng hợp các trang nội dung khác tùy thuộc vào người thiết kế nội dung
– Trang liên hệ có các form field, có bản đồ Google Map
– Trang sản phẩm liệt kê sản phẩm theo danh sách hoặc lưới
Ngoài tính năng viết bài như thông thường, trang có thể truy cập vào các dữ liệu thiết kế
5. Phản hồi
Là nơi bạn quản lý các hoạt động bình luận trên website.
Ví dụ:
Website bạn là 1 trang bán hàng, khách hàng mua sản phẩm và có tài khoản khách hàng trên website, sau khi khách hàng mua và trải nghiệm sản phẩm họ để lại bình luận trên các bài viết hướng dẫn, các bình luận trải nghiệm sản phẩm và đánh giá sản phẩm
Bạn có thể kiểm soát nội dung bình luận, chấp nhận hoặc xóa bỏ các bình luận bao gồm cả tích cực lẫn tiêu cực
6. Giao diện
Là nơi bạn quản lý giao diện của website, nơi này cho phép bạn tự do cài đặt các giao diện miễn phí được cung cấp sẵn hoặc tải lên 1 giao diện thiết kế theo yêu cầu riêng
Quản lý giao diện này giúp bạn có thể:
– Sửa các tùy chọn về logo, biểu tượng website
– Bạn có thể thay đổi Menu chính của website
– Bạn có thể tùy chọn hiển thị các mục trên menu bên trái, menu bên dưới
– Bạn có thể thay đổi các widget (Các khung nội dung nhỏ được sắp xếp trên website), thông thường thông tin liên hệ chân trang được thiết kế nằm ở đây tại phần widget footer
Cảnh báo: Bạn có thể sửa giao diện bằng việc can thiệp mã nguồn (source code) tại đây, tuy nhiên nếu bạn không am hiểu về viết mã, việc sửa đổi bằng hình thức can thiệp mã có thể gây lỗi nặng cho website (không hiển thị)
7. Plugin
Là nơi bạn quản lý các tính năng mở rộng của website, nơi này cho phép bạn tự do cài đặt các tính năng mở rộng miễn phí được cung cấp sẵn hoặc tải lên các tính năng trả phí được thiết kế theo yêu cầu riêng
Bạn có thể gỡ bỏ các tính năng mở rộng không cần thiết để tăng hiệu năng của website
Ví dụ: Tính năng SEO là một tính năng không có sẵn của website cơ bản, bạn có thể tìm và cài đặt tính năng SEO web tại đây, sau khi cài đặt và kích hoạt tính năng SEO, bạn sẽ thấy menu quản trị thay đổi (có thể xuất hiện thành phần mới) và các nội dung quản trị mà tính năng đó tác động lên
Cảnh báo: Bạn cũng có thể sửa plugin bằng cách can thiệp mã nguồn tại đây, việc không am hiểu về viết mã có thể gây lỗi nặng cho website (không thể hiển thị)
8. Thành viên
Là nơi bạn quản lý danh sách các thành viên website, phân quyền cho các thành viên website.
Vai trò của thành viên:
– Người quản lý: Có quyền truy cập như admin, có thể thay đổi chỉnh sửa hoặc xóa toàn bộ nội dung website
– Biên tập viên: Chỉ có quyền đăng các bài viết tin tức, không có quyền cài đặt giao diện hoặc thiết lập hệ thống
– Các thành viên khác: Khách hàng mua sản phẩm trên website, người dùng mới được bình luận trên website, cộng tác viên, tùy vào vai trò cụ thể như được phép hoặc không được phép
9. Công cụ
Là nơi bạn có thể nhập vào hoặc xuất ra các bài viết, sản phẩm trên website nhằm mục đích quản lý lưu trữ hoặc di chuyển thông tin. Khi cài đặt plugin có thể sẽ có xuất hiện các menu khác theo plugin tại công cụ này. Ví dụ như tính năng chuyển hướng thay đổi đường dẫn website được xem là một công cụ không có sẵn trong web cơ bản nhưng sau khi cài đặt sẽ xuất hiện tại mục công cụ này
10. Cài đặt
Là nơi bạn cài đặt các thiết lập cho website như tiêu đề website, các thiết lập về đọc và viết, ai là người được phép truy cập và bình luận, bạn có thể mở và đóng 1 số tính năng trên website
Các cài đặt của từng tính năng mở rộng nếu được thêm mới cũng sẽ xuất hiện tại mục này.
Nếu bạn có bất kỳ thông tin hay trao đổi gì cần góp ý chia sẻ, vui lòng để lại bình luận chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp thu ý kiến.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi
Chưa phân loại
jc woocommerce advanced attributes
Chưa phân loại
bingo multi purpose newspaper magazine theme
Chưa phân loại
listivo classified ads directory
Chưa phân loại
hero menu responsive wordpress mega menu plugin
Chưa phân loại
wp rich snippets software specs
Chưa phân loại
learndash lms toolkit addon
Chưa phân loại
woocommerce review for discount
Chưa phân loại
tactile wordpress mobile menu